Đồng bào nghèo vùng dân tộc thiểu số thiếu cần hỗ trợ nhiều
thứ, nhưng chính sách hiệu quả nhất giúp giảm nghèo bền vững cho họ chính là
vay vốn ưu đãi. Và nhờ được vay vốn ưu
đãi từ ngân hàng chính sách xã hội huyện, hàng trăm hộ đồng bào DTTS thôn Phò
Trì xã Tân Thắng đã đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống vươn
lên thoát nghèo bền vững.
Nhiều năm qua, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào DTTS, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân
tộc, nhóm dân cư, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách về giảm
nghèo bền vững, đặc biệt là cho đồng bào DTTS vay vốn để phát triển kinh tế. Từ
đây, đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên, diện mạo vùng DTTS dần thay
đổi, điển hình như tại thôn Phò Trì xã Tân Thắng. Tính đến nay, ngân hàng chính
sách xã hội huyện Hàm Tân đã thành lập 7 tổ vay vốn trên địa bàn thôn để người
dân tiếp cận nguồn vốn vay thuận lợi.
Quang cảnh hợp tổ vay vốn ở
thôn Phò Trì.
Với nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp và ổn định, thời hạn cho vay tương
đối dài kết hợp với sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền trong việc chuyển giao
khoa học kỹ thuật, hỗ trợ kiến thức là những yếu tố quan trọng giúp hộ nghèo vùng
đồng bào sử dụng vốn vay có hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu
bền vững và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Thôn Phò Trì, xã Tân Thắng là thôn thuần đồng bào DTTS sống phụ thuộc
vào nghề nông. Để các tổ vay vốn hoạt động có chất lượng, các tổ đã phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, tổ chức sinh hoạt đều, đi sâu đi sát với
hội viên. Và nhất là thường xuyên trao đổi những thông tin chính sách tín dụng
ưu đãi mới đến với tất cả các hộ vay để họ hiểu rõ, hoàn thành nghĩa vụ trả nợ,
trả lãi cho Ngân hàng theo quy định.
Tính đến nay, toàn thôn Phò Trì có trên 500 hộ thì đã có 80% hộ được vay vốn phát triển kinh tế,
chỉ còn chưa đến 10 hộ nghèo, không còn hộ đói. Cộng đồng người Chăm cơ
bản đã thực hiện được hướng giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo nhờ biết làm
kinh tế. Những cánh đồng năng suất cao đã xuất hiện nhiều ở làng Chăm Phò Trì. Cuộc sống của đồng bào không ngừng được cải thiện.
Trong sự thay đổi lớn đó có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà
nước. Và nguồn vốn chính sách đã trở thành đòn bẩy giúp đồng bào vươn lên thoát
nghèo bền vững.
TTVH-TT&TT HÀM TÂN