04/05/2021
Sông phan phát huy thế mạnh kinh tế rừng
Lượt xem: 1068
Sông Phan là xã có trên 2.300 hecta đất lâm nghiệp. Xác định
rõ việc phát triển kinh tế rừng là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm góp
phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nhân dân, những năm gần đây cấp ủy, chính
quyền xã Sông Phan đã khuyến khích nhân dân tập trung trồng rừng kinh tế, nhằm
giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định.
Sông Phan có diện tích đất tự nhiên gần 6.000 hecta, trong
đó diện tích rừng phòng hộ 1.623 hecta, đất lâm nghiệp có thể trồng rừng của xã
khoảng 700 hecta. Thời gian trước, người dân trong xã tập trung trồng cây ăn
trái hoặc cây ngắn ngày. Nhưng những năm gần đây, do điều kiện thời tiết ngày
càng nắng hạn, lượng nước phục vụ nông nghiệp hạn chế nên rất nhiều hộ dân đã chuyển
đổi sang trồng cây lâu năm. Trong đó, cây kèo tràm được người dân lựa chọn nhiều
nhất.
Xã
Sông Phan đang tập trung trồng keo tràm
Hiện nay, 5/5 thôn đều triển khai kế hoạch trồng rừng theo
đúng kế hoạch sử dụng hàng năm đề ra. Mỗi hộ có ít nhất từ 0,5 đến 2 hecta, hộ
trồng nhiều thì có hàng chục hecta rừng. Theo tính toán thì 1 hecta rừng trồng
cần đầu tư khoảng 3 đến 4 triệu đồng và ít công chăm sóc cây giống thời gian đầu
nên rất nhiều hộ có nguồn vốn ít đều tập trung trồng rừng. Thực tế cho thấy, đầu
ra cho cây trồng này cũng rất ổn định, khả quan. Hiện nay, trung bình khoảng 1
hecta keo giống, trồng từ 1.600-2.000 cây, sau 3 đến 5 năm thu được từ 40 - 60
triệu đồng/hecta. Thêm vào đó, việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm cũng được các
thương lái đến tận nơi để bao tiêu đầu ra cho cây trồng nên người dân rất yên
tâm.
Chuyển đổi cơ cấu từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng rừng
đã đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế cho bà con nông dân. Và hơn
hết nữa, việc tăng diện tích trồng rừng sẽ góp phần tăng độ che phủ, bảo vệ môi
trường sinh thái tự nhiên, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho người dân nơi đây.
TTVH-TT&TT HÀM TÂN
TTVH-TT&TT HÀM TÂN