Với vùng đất thiếu nước như Sơn Mỹ, việc
sản xuất nông nghiệp gặp vô vàn khó khăn. Chính vì vậy, trong những năm gần
đây, mô hình trồng rừng sản xuất ở những ở khu đất khó canh tác đang được người
dân nhân rộng. Và để hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích,
xã Sơn Mỹ đã thành lập câu lạc bộ keo tràm để giúp nông dân về phân, giống và kỹ
thuật. Hơn 3 năm đi vào hoạt động, câu lạc bộ keo tràm Sơn Mỹ đã phát huy hiệu
quả tích cực, giúp nhiều hộ dân ổn định kinh tế.
Những năm qua, các hộ dân trên địa bàn
xã Sơn Mỹ được khuyến khích thử nghiệm nhiều loại cây trồng để gia tăng giá trị
kinh tế. Trong đó, mô hình trồng rừng sản xuất ở những ở khu đất khó canh tác
đang được người dân nhân rộng. Từ chỗ chỉ trồng keo lá tràm ở những chân đất
thiếu nước, nay cây trồng này đã dần thay thế các cây trồng truyền thống như
mì, điều… giúp nông dân ổn định sản xuất.
Để Nhân dân mạnh dạn phát triển keo lá
tràm trên đất Sơn Mỹ, năm 2017, xã đã thành lập câu lạc bộ keo tràm Sơn Mỹ dưới
sự hỗ trợ của 1 tổ chức phi chính phủ chuyên về chuỗi cung ứng nguyên vật liệu
trong nông nghiệp. Theo đó, các thành viên trong câu lạc bộ keo tràm Sơn Mỹ sẽ
được hổ trợ mua giống keo cho năng suất cao, hổ trợ kỹ thuật, tham quan tập huấn,
bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Riêng trong năm 2019, tổ chức phi
chính phủ này đã hỗ trợ cho câu lạc bộ keo tràm Sơn Mỹ mở 10 lớp tập huấn kỹ
thuật về canh tác keo lai, cách sử dụng thuốc BVTV an toàn… và năm 2020 này,
cũng đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp, chống
xói mòn đất… sau khi tham gia các lớp tập huấn, mỗi thành viên trong CLB có nhiệm
vụ tăng cường công tác tuyên truyền tới các hộ dân trồng mới keo tràm và hổ trợ kỹ thuật trong quá trình
nông dân canh tác để cây keo phát triển tốt, cho năng suất cao.
Ông Nguyễn Hữu Hoạt – là 1 trong 8
thành viên viên của CLB keo tràm Sơn Mỹ cho biết: trước đây, gia đình ông phát
triển cây điều, nhưng sau khi cây phát triển được vài năm thì mới phát hiện chọn
sai giống nên năng suất thấp. Sau đó ông chặt bỏ điều để phát triển keo tràm.
Nhờ tham gia CLB nên ông được hổ trợ mua giống keo AH7 với ưu điểm sinh trưởng
và phát triển tốt. Và khi đưa vào trồng thực tế, ông Hoạt cho biết sau 1 năm
cây đã phát triển cao hơn mái nhà, so với các loại keo trước đây, thì giống keo
được CLB khuyến khích nông dân trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Giống keo AH7 sau
một năm trồng
Đến nay, CLB keo Sơn Mỹ đã hổ trợ nông
dân phát triển hơn 100 hecta giống keo AH7 trên địa bàn. Theo ước tính, sau 5
năm, mỗi hecta trồng giống keo AH7 sẽ cho giá trị kinh tế khoảng 100 triệu đồng.
Và sau 10 năm có thể cao tới 28m, đường kính từ 23-25cm, giá bán lấy gỗ khoảng
1 triệu/cây.
Với những hiệu quả kinh tế rõ rệt, cây
keo lá tràm đã và đang giúp người nông dân Sơn Mỹ ổn định cuộc sống. Và CLB keo
tràm Sơn Mỹ là chỗ dựa tin cậy để bà con nông dân ngày càng mạnh dạn phát triển
mô hình trồng keo trên vùng đất thừa nắng nhưng thiếu nước này.
TTVH-TT&TT
HÀM TÂN